Cậu bán vé số ngày xưa nay trở thành Linh Mục.

Cậu bán vé số ngày xưa nay trở thành Linh Mục.

Cậu bán vé số ngày xưa nay trở thành Linh Mục.
Mừng sinh nhật Cha Phanxicô Trịnh Tuấn Hoàng OFM! 28/5/18

Trong thời gian con được làm việc cùng Cha, được theo Cha đi nhiều miền đất nước Việt Nam, để cùng chia sẻ với bao nhiêu mảnh đời, trẻ em mồ côi khuyết tật, bệnh nhân phong cùi người Việt tha hương tại Cambodia, và nạn nhân bị thiên tai tại Philippine.
Trong những năm qua được gần Cha đã chứng kiến và cảm nhận cũng như lắng nghe nhiều chia sẻ tâm sự của Cha.
Có nhiều lần Cha kể cho con nghe về tuổi thơ của Cha:
Một tuổi thơ buồn! Cha sinh ra cuối thập niên 60, rồi sau đó biến cố 1975, lúc đó Cha được 7 tuổi, mọi sự đã đảo lộn, gia đình Cha ly tán. Ba Cha đi tù, gia đình đông con, Cha là anh cả trong gia đình dù rằng mới chưa được 10 tuổi, Cha đã phải lang thang khắp Sàigòn để mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau như bán vé số dạo.
Có lần Cha kể về những kỷ niệm của những ngày bán vé số. Trên con đường Nguyễn Văn Duyệt trong một buổi chiều mưa. Khi những đứa bé đã được về với gia đình để cùng ăn những chén cơm thì Cha còn lang thang mọi ngõ ngách để làm sao bán cho hết những tờ vé số mới hy vọng Mẹ và các em có được bữa cơm.
Hết câu chuyện bán vé số lại tới những ngày Cha bán bán xăng dầu lậu khắp các quận của sài gòn, rồi đi may đồ thuê sau này Cha đi dậy học.
Vậy mà cũng không đủ cơm ăn. Đó là một tuổi thơ buồn!
Cha nói “ở Việt Nam Cha muốn đi tu, Cha xin đi tu không dòng nào nhận vì giữa lúc xã hội biến loạn người đi người ở”.
Rồi ngày 2 tháng 3 năm 1992, gia đình Cha định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, vừa đặt chân tới nước Mỹ là Cha xin đi tu.
Cha nói nhiều lần với con: “Người nghèo họ luôn ở trong trái tim Cha.” chắc tại vì gia đình Cha nghèo do vậy Cha cảm nhận được sự nghèo khó nhiều. Cha hứa rằng “ khi nào đi làm được tiền là Cha sẽ giúp người nghèo. Rồi tháng lương đầu tiên của Cha trên đất Mỹ Cha đã gửi về cho Soeur Lê Thị Đành bề trên dòng MTG Cần Thơ để giúp cho những bệnh nhân phong tại Sóc Trăng, và cũng từ đó Cha muốn làm nhiều hơn để giúp người nghèo, và người kém may mắn. Trên đất Mỹ Cha vừa tu vừa đi học rồi vừa đã đi làm may, làm điện tử để có thêm tiền giúp người nghèo Việt Nam.
Con nhận thấy từ nơi Cha cách sống đơn sơ khó nghèo, sự nhẫn nại và đặc biệt là sự quan tâm chia sẻ với những người chưa được may mắn.
Những lần thăm bệnh nhân phong cùi, Cha đã tới động viên chia sẻ với từng người bệnh đã nằm liệt trên giường cũng như những người còn đi lại được. Với những trẻ em tại các Cô Nhi viện.
Với những nạn nhân bị thiên tai…


Con còn nhớ lần tới thăm người Việt tại Biển Hồ Cambodia: Ba Cha con cùng đi bằng xe đò từ Sài gòn hết 7-8 giờ mới tới được Phnom-penh. Rồi từ Phnom-penh, đi thêm mười mấy giờ đồng hồ nữa để tới được biển hồ. Cha còn nhớ không? lần đó 3 Cha con cùng đi: Cha, Con và Diệm tới thăm các em bé không tương lai với người Việt sống tha hương ở Biển Hồ Cambodia.
Tới quán cơm Khải Nam, trên đường về TP Phnom-penh khi kêu đồ ăn, mỗi người một phần cơm còn đồ ăn 3 người chỉ kêu 2 phần rồi chia nhau. Cha nói “Cha chỉ cần tí nước sốt là được còn hai anh em ăn đi.” Cha vừa lấy nước sốt để trộn cơm xong cha đưa lại cho hai anh em con phần thịt còn lại Cha nói: “Hàng cứu trợ đây hai anh em ăn hết nhé.” Cử chỉ và sự khiêm nhường đó cứ theo con mãi tới giờ. Con nhận ra rằng: Cha là người Mỹ, số tiền để ăn mỗi người một phần cơm và phần đồ ăn chắc chắn Cha có đủ, nhưng Cha vẫn sống tiết kiệm như vậy vì mọi sự Cha luôn nghĩ về người nghèo. Nhiều lần từ Cambodia về lại Việt Nam Cha nói. “Chỉ cần đem theo một bọc cơm trắng và mấy miếng cá khô là được.” Thế là mỗi Cha con một bọc cơm trắng và vài miếng cá khô. Tới quán ăn Cha con bỏ ra ăn. Mọi người nhìn Cha con mình như người ngoài hành tinh.
Con còn nhớ năm 2013, khi cơm bão Hải Yến đổ vào Philippine đã lấy đi hàng nghìn sinh mạng và tàn phá hàng trăm ngàn ngôi nhà. Ngày hôm đó mấy Cha con tới được Tacloban Philippine, hòn đảo bị tàn phá nặng nề nhất. Khi vừa tới nơi hình ảnh những xác người còn nằm la liệt hai bên đường chưa được chôn cất, những toà nhà bị bão đánh ngổn ngang, những chiếc xe hơi còn trên ngọn cây do sóng thần. Cha đã tới thăm từng gia đình lắng nghe họ kể về cơm bão, rồi cùng chia sẻ với họ những bịch gạo, và tài chánh. Đêm hôm đó ở thành phố Tacloban Cha con ngủ giữa một ngôi nhà còn sót lại sau con sóng thần. Ngôi nhà chỉ còn bốn bức tường mái đã mất, không giường, không chiếu chẳng mền mùng gì… Sáng ra Cha đưa cánh tay của Cha ra Cha nói: “Này, đêm qua ngủ không có mùng muỗi đốt cánh tay Cha đỏ như một vầng cơm cháy.” Cha nói xong rồi nụ cười lại nở trên môi.Những ngày lang thang ở Philippine để cùng chia sẻ với người dân nơi đây Cha nói: “Người Việt Hải Ngoại mang ơn người Phi nhiều lắm, người Phi đã cứu vớt rất nhiều người vượt biên trên biển.” Cha kể cho chúng con nghe về những thuyền nhân vượt biên.
Con kể dài quá rồi Cha nhỉ? Nhưng hôm nay là sinh nhật Cha con sẽ kể nhiều, hơi dài hơn một chút…Có lần hai Cha con đi với nhau, Cha nói: “Sáng mai đi lễ sáng nhé.” Rồi 4 giờ sáng Cha con thức dậy đi lễ, đèn phòng Cha đã sáng rồi. Cha bước ra nói: “Khanh đem theo mấy cái quần dài?” Dạ con có một cái; Cha nói, “Tối hôm qua giặt cái quần rồi mà giờ nó vẫn còn ướt quá không mặc được, tưởng Khanh có hai cái cho Cha mượn một cái Cha mặc đi lễ.” Cha còn nói đùa: “Giờ Cha mới hiểu được nỗi khổ và thông cảm cho những người vì sao họ mặc quần ngắn tới nhà thờ.” Rồi Cha cười. Lúc đó con mới hiểu được sự đơn sơ từ Cha. Chưa hết có lần Cha từ Hoa Kỳ về Cha đem theo mấy chiếc áo đã rách hết cổ; Cha nói: “Cha đem về để tìm chỗ nào họ may lại cho Cha mấy cái cổ áo, áo này vẫn tốt nó chỉ rách cổ thôi may lại vẫn mặc được,” Cha nói tiếp “mấy cái áo này Cha lượm lại của mấy người họ bỏ đi Cha may lại vẫn mặc tốt lắm.” Hay như đôi giầy Cha đem bao năm, nó đã hư hết đế, nó cứ há ra như con cá sấu. Cha còn nói: “Cha mới sửa đôi giầy hết 50 ngàn lại đi được.” Đi thêm được vài ngày thì nó hư hẳn không còn có thể đi được nữa. Cha nói: “Thôi đành phải chia tay nó thôi, nó hư thật rồi!”
Ngày 5 tháng 5 năm 2001 cái tên Phanxicô Trịnh Tuấn Hoàng xuất thân là một cậu bé bán vé số đã chính thức trở thành Linh Mục Dòng Phanxicô khó nghèo tại Hoa Kỳ. Vậy là với ước nguyện phục vụ người nghèo giờ đây Cha đã có điều kiện để phục vụ. Cha đã thành lập Hội, và đã giúp đỡ hàng trăm ngàn người: trẻ em mồi côi, người khuyết tật, bệnh nhân phong cùi, và người bị thiên tai.
Hôm nay sinh nhật Cha (28/5) con cảm ơn Cha thật nhiều vì qua công việc của Cha qua đời sống khó nghèo, đơn sơ hết mình phục vụ người nghèo của Cha, ít nhiều con đã học được từ nơi Cha sự đơn sơ. Con Chúc Cha nhiều ơn lành của Chúa và Mẹ Maria qua lời Cầu Bầu của Thánh Bảo Trợ Phanxicô luôn đổ thật nhiều Hồng Ân trên Cha.
Manakhanh
Con tặng Cha Hoang Trinh Tuan bài Thơ

Đời Linh Mục như hạt lúa mục nát
Để sinh trồi bao ơn phúc Chúa ban
Đời linh mục như viên gạch dưới tầng sâu
Chẳng vênh vang nhưng âm thầm nâng đỡ
Đời linh mục như ngọn nến trên bàn thờ hy tế
Không lung linh nhưng vẫn luôn rực sáng
Để soi bước những hối nhân tìm đến…
Đời linh mục như hạt sương sớm.
Không ướt đạm nhưng đủ sức hồi sinh
Đời linh mục là như thể phải không Cha?
Cũng phong ba bão tạp dập dồn
Cũng buồn chán như hàng thông không gió
Chỉ Thiên Chúa là Tình Yêu tuyệt đối.
Còn mọi sự là dĩ vãng phôi pha
Trong tâm tình người con dâng hiến.
Chúa thì thầm Ngài nói nhỏ với Cha
Này con yêu… đây là hình ảnh của Ta
Người cùi, người điếc người nghèo đang than khóc
Con Yêu họ là yêu chính Ta rồi.
Thế là Cha lại tiếp bước yêu thương
Bên người nghèo Cha nâng đỡ sẻ chia
Tìm niềm vui bằng việc làm nho nhỏ
Là chia cơm sẻ bánh vời tha nhân
Với hy tế là chính bản thân
Sống vuông tròn với Chúa mỗi ngày qua.

Kon-Tum

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *